Câu hỏi thường gặp
Website nơi thể hiện, lưu trữ toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập internet.
Đối với một doanh nghiệp, website như một văn phòng với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Văn phòng đó mở cửa 24/24 và cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, mà nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp. Một website có tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và có sức lôi cuốn người sử dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng.
- Tên website (hay còn gọi là tên miền hoặc domain) tương ứng với "Tên doanh nghiệp".
- Hosting (hay còn gọi là nơi lưu trữ web) tương ứng với "văn phòng" của doanh nghiệp.
- Các chức năng web tương ứng với "các bộ phận" của doanh nghiệp.
- Có nhiều địa chỉ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ này.
- Bạn cũng có thể chọn gói website trọn gói của chúng tôi (đã bao gồm tên miền quốc tế)
- Bạn cũng có thể đăng ký với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC HCQ
- 32 Đường 18, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM
- Hotline: 091 314 9033
- Email: info@hcq.vn
- Có nhiều địa chỉ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ này.
- Bạn cũng có thể chọn gói website trọn gói của chúng tôi (đã bao gồm hosting)
- Hoặc bạn cũng có thể đăng ký với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC HCQ
- 32 Đường 18, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.HCM
- Hotline: 091 314 9033
- Email: info@hcq.vn
Hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch:
- Chuẩn bị nội dung: Logo, hình ảnh, thông tin giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ…
- Chuẩn bị ngân sách: Ngân sách xây dựng, ngân sách duy trì và quảng bá website...
- Chuẩn bị nhân lực quản trị nội dung website: Công ty của bạn có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ phụ trách nội dung website. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đó, vẫn nên cử ra một người của công ty chịu trách nhiệm về nội dung và liên hệ thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ.
Để có thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến thiết kế, xây dựng, quản trị website. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để đươc tư vấn miễn phí.
- Đối với website được mua trọn gói theo template thì thời gian hoàn thành trong vòng 3-5 ngày làm việc.
- Đối với website thiết kế theo yêu cầu thì thời gian hoàn thành sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : thời gian lấy yêu cầu, thiết kế, duyệt thiết kế, xậy dựng website....
Để khoản đầu tư vào web hiệu quả bạn cần đặt ra các mục tiêu cần thiết cho website. Có rất nhiều mức độ đầu tư khác nhau vào website tùy thuộc vào những mục tiêu này. Do vậy, bạn cần chủ động đưa ra hạn mức ngân sách và tiêu chí. Các nhà tư vấn có thể căn cứ vào đó đưa ra giải pháp phù hợp. Cần phân biệt ngân sách đầu tư ban đầu và ngân sách hàng năm cho việc vận hành và quảng bá website.
Để có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, từ đó bạn có thể xác định được chính xác các mục tiêu của mình.
- Chi phí tên miền (domain).
- Chi phí lưu trữ (hosting).
- Chi phí cập nhật nội dung.
- Bảo trì.
- Quảng bá trang web
- ...
Các chi phí này có thể đã được bao gồm hoặc không bao gồm trong các gói dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website, bạn nên tìm hiểu trước khi chọn gói dịch vụ.
- Bạn có thể tự cập nhật thông tin trên website nếu bạn chọn gói website "Động".
- Đây là việc rất cần thiết trong việc phát triển nội dung của website sau này.
- Hầu hết các gói thiết kế web của chúng tôi đều cung cấp cho bạn khả năng này.
Web "Động" là thuật ngữ được dùng để chỉ việc website có một phần quản trị riêng để người dùng chủ động thay đổi đa số thông tin cho website mà không cần đến sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp website.
Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website “động”, chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website "tĩnh"?
Không hẳn một website "tĩnh" không có lợi thế hơn so với một website động. Với web "tĩnh", Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, người ta chọn website "tĩnh" cần một cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh lại phù hợp hơn. Ngoài ra, website "tĩnh" còn có một lợi thế vô song: website "tĩnh" thân thiện với các bộ máy tìm kiếm hơn nhiều so với website "động". Bởi vì địa chỉ URL của các tệp trong website "tĩnh" không chứa các tham số khác như trong web động.
Bạn còn phân vân giữa việc chọn lựa web động và web tĩnh? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những tư vấn hiệu quả nhất.
Bạn cần đưa ra chiến dịch quảng bá website, hãy chuẩn bị một khoản ngân sách phù hợp và xác định các khách hàng muc tiêu. Có nhiều phương pháp để quảng bá website, dưới đây là một số cách thường được sử dụng:
- Sử dụng công nghệ SEO
- In địa chỉ website trên namecard, các tài liệu giao dịch của công ty và các mẫu quảng cáo của công ty trên báo chí, truyền hình (nếu có).
- Đăng ký trên các website tìm kiếm như: Google adwords,. . .
- Đăng quảng cáo trên các website phù hợp.
- Gửi bản tin điện tử đến khách hàng và khách hàng tiềm năng.
- Trao đổi liên kết với các website khác.
Chúng tôi hỗ trợ thực hiện một số phương pháp quảng bá website cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được thông tin chi tiết về dịch vụ này.
1. Tên miền (domain) là gì?
- Có thể hiểu Tên miền của mỗi website giống như Tên của mỗi doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia hoạt động trên mạng internet thì đăng ký một tên miền là việc đầu tiên cần làm, tên miền riêng khẳng định vị trí, giúp khách hàng dễ tìm đến website của doanh nghiệp, cũng vừa là bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trên mạng interrnet.
2. Phân loại tên miền
- Tên miền cấp Quốc tế: là những tên miền có dạng: .COM, .NET, .ORG,… Các tên miền này do tổ chức Quản lý tên miền quốc tế ICANN (www.icann.org) quản lý.
- Tên miền Việt Nam cấp 2: là những tên miền có dạng: .VN
Các tên miền này do tổ chức VNNIC (www.vnnic.net) trong nước quản lý.
- Tên miền Việt Nam cấp 3: là những tên miền có dạng: .COM.VN, .NET.VN, ORG.VN,… Các tên miền này cũng do tổ chức VNNIC quản lý.
3. Ai quản lý các tên miền?
Tên miền quốc tế được quản lý bới tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers gọi tắt là ICANN (www.icann.org). Tên miền quốc gia do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là VNNIC (www.vnnic.net)
4. Có thể đăng ký tên miền với thời hạn tối đa bao lâu?
Tên miền có thể đăng ký với thời hạn từ 1 đến 10 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký, người chủ của tên miền cần phải đăng ký lại.
5. Có phải khi tôi đăng ký tên miền có nghĩa là tôi là chủ sở hữu tên đó?
Không. Theo quy định của Việt Nam, tên miền là tài nguyên quốc gia, bạn chỉ có quyền sử dụng tên miền đó. Quyền sử dụng này có thời hạn phụ thuộc vào phí gia hạn mà bạn nộp. Về nguyên tắc, bạn không tự động có quyền giữ tên miền mãi mãi. Nhưng trên thực tế, nếu bạn trả tiền đầy đủ và không vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của người khác, tên miền về cơ bản thuộc về bạn.
6. Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?
- Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.
- Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hàng loạt tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng internet với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.
7. Có bao giờ xảy ra sự trùng tên miền không?
- Tên miền là địa chỉ duy nhất trên internet vì vậy không bao giờ có sự trùng nhau. Nếu bạn không gia hạn tên miền của mình đúng thời gian, tên miền của bạn có thể bị người khác đăng ký.
1. Hosting (lưu trữ web) là gì?
- Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ internet như world wide web (WWW), truyền tải file (FTP), email,… Và đây là nơi lưu trữ các trang web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của website. Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng internet.
- Nói một cách đơn giản, Tên miền giống như tên doanh nghiệp còn Hosting tương đương với văn phòng làm việc của doanh nghiệp đó.
2. Các tính năng cần thiết của hosting
- Tốc độ truy cập: Máy chủ chạy dịch vụ web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu.
- Dung lượng lưu trữ: Hosting phải có dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của website.
- Băng thông (bandwidth): Là lượng dữ liệu trao đổi giữa website với người truy cập tính trong một tháng. Như vậy, phải có băng thông đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của website.
- Hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình: Để các website có thể hoạt động được thì yêu cầu hosting phải hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng như: ASP.NET, PHP, Java,…
- Hỗ trợ các dịch vụ E-mail: POP3, SMTP, email forwarding,...
3. Sự liên kết giữa tên miền và hosting
- Việc liên kết giữa tên miền và hosting để tạo ra một nền móng cho một website đòi hỏi phải có một yếu tố trung gian trên internet, đó chính là các máy chủ phân giải tên miền hay còn gọi là DNS (Domain Name Server).
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có một DNS riêng để làm nhiệm vụ nối kết giữa tên miền với hosting bạn đã đăng ký. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, họ sẽ cung cấp địa chỉ của DNS để bạn trỏ tên miền của bạn tới. Thông thường, các dãy này được chia làm 2 phần, dãy thứ nhất gọi là Primary DNS, dãy tiếp theo là Secondary DNS.
- Ví dụ về DNS:
Primary DNS: NS1.SOLID.VN
Secondary DNS: NS2.SOLID.VN
- Khi có được các địa chỉ này, bạn chỉ cần khai báo chúng trong hệ thống quản lý tên miền của bạn, tên miền sẽ tự động liên kết với hosting trong vòng 24 giờ đồng hồ.