Cách tăng tốc độ load của một thiết kế website
Nhiều người quá chú trọng vào giao diện, hình thức trong quá trình thiết kế website mà quên mất rằng tốc độ tải trang (load) cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người dùng. Cụ thể, nếu tốc độ load nhanh sẽ tạo ấn tượng tốt cho người dùng ngay từ lần đầu truy cập, ngược lại, người dùng sẽ vô cùng khó chịu và không đủ kiên nhẫn nếu tốc độ load của trang web quá chậm. Nhưng làm thế nào để cải thiện và tăng tốc độ load cho một trang web?
1. Nguyên nhân khiến tốc độ load của website chậm
Tốc độ load chậm của một trang web thường xuất phát từ các công ty thiết kế website (50%), nhà cung cấp dịch vụ hosting (20%) và người quản trị không am hiểu hệ thống (30%). Để cải thiện và tăng tốc độ load cho trang web, bên cạnh việc đảm bảo website được lưu giữ bởi một máy chủ nhanh và đáng tin cậy thì bạn cần xác định một số nguyên nhân khiến tốc độ load của web bị chậm như sau:
- Cài đặt quá nhiều ứng dụng từ bên thứ 3 như Plugin, Script,…
- Trang web chưa được tối ưu HTML, CSS, js,… hoặc dư thừa mã CSS, js. Bên cạnh đó, sử dụng nhiều hình ảnh làm hình nền hay mã nguồn cồng kềnh cũng là nguyên nhân khiến dung lượng của website bị tăng lên, dẫn đến tốc độ load chậm.
- Quá trình thực hiện code, các coder quên xóa ghi chú, dữ liệu không cần thiết.
- Lựa chọn dịch vụ hosting kém chất lượng, cấu hình server thấp, tính bảo mật không cao,… trong khi lượng người dùng truy cập vào website lớn.
- Sử dụng hình ảnh chất lượng cao, kích thước lớn hoặc file flash có thể giúp giao diện trang web trở nên đẹp, sắc nét và sinh động hơn, tuy nhiên đây cũng là “gánh nặng” cho trang web.
- Quá trình cập nhật thông tin, người quản trị không xử lý lại thông tin mà copy hoàn toàn từ diễn đàn, tạp chí để đưa vào trang web dẫn đến sự không tương thích hoặc hệ thống không hỗ trợ.
2. Giải pháp để tối ưu và tăng tốc độ load của trang web
Có nhiều nguyên nhân khiến tốc độ load của web bị chậm thì cũng có nhiều cách khắc phục. Theo đó, để tăng tốc độ load cho trang web, bạn có thể sử dụng những thủ thuật sau:
- Hãy chứa hình ảnh của website trên những domain khác nhau bởi trình duyệt của web có thể load một lúc nhiều domain, từ đó tạo cảm giác nhanh hơn khi trang web load. Hoặc một cách thức khác là sử dụng Flickr để chứa hình ảnh website tương tự như một domain. Với những cách thức này, bạn không phải sử dụng nhiều CPU và bandwidth của server chính.
- Đối với CSS nên đưa vào các file .css riêng biệt, tuyệt đối không “nhúng thẳng” vào các trang.
- Bên cạnh việc viết code rõ ràng, súc tích thì hãy loại bỏ những code HTML dư thừa trong quá trình quản trị nội dung (CMS) hoặc các shopping cart.
- Mỗi loại hình ảnh nên có cách nén phù hợp. Chẳng hạn với hình ảnh nhiều màu sắc, hãy sử dụng cách nén “lossy” - JPEG, còn hình ảnh ít màu sắc hơn thì sử dụng cách nén “lossless” - PNG và GIF. Với cách làm này, bạn có thể giảm dung lượng trên trang web, từ đó gia tăng tốc độ load.
Với những thủ thuật trên, tốc độ load của trang web sẽ được cải thiện rõ rệt, mang đến sự dễ chịu cho người dùng, đồng thời nhận được đánh giá cao của công cụ tìm kiếm Google bởi Google thừa nhận site speed - tức tốc độ load của website là một trong những yếu tố ảnh hưởng kết quả xếp hạng.
Lê Trinh
Tin Tức Liên Quan
- Bảng giá thiết kế website bán hàng online và các tính năng quan trọng
- Bảng giá thiết kế website tin tức và các loại hình thiết kế website tin tức
- Bảng giá thiết kế website bđs chi tiết
- Bảng giá thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp
- Bảng giá thiết kế website công ty và những tiêu chuẩn cần lưu ý
- Bảng giá thiết kế website spa bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website xây dựng giá bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website nội thất và vì sao nên thiết kế web nội thất
- Bảng giá thiết kế website giá rẻ và kinh nghiệm chọn đơn vị thiết kế web uy tín
- Bảng giá thiết kế website bán hàng và những lưu ý cần biết