Những danh mục cần thiết khi thiết kế website bán hàng (P1)
Để phát huy tối đa hiệu quả của website trong việc tăng thu doanh số bán hàng thì ngay từ khâu thiết kế, chúng ta cần xác định những module cần thiết với mục đích, chiến lược kinh doanh của mình. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua những module cần có khi thiết kế website bán hàng nhé!
1. Module giới thiệu công ty
Tưởng chừng như là một danh mục phụ nhưng thực sự, trang Giới thiệu lại có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin cần thiết để tạo nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Đặt vị trí là một người mua hàng, liệu bạn có tin tưởng để mua ngay sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp mà mình hoàn toàn mơ hồ, không có chút thông tin nào để tin tưởng? chắc chắn là rất khó lòng! Tuy nhiên nếu truy cập vào một website và thấy đầy đủ các thông tin cần thiết, chẳng hạn như: tên công ty, địa chỉ, cơ quan chủ quản, năm thành lập, ngày cấp phép, các đối tác, các chính sách kinh doanh… thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tin tưởng hơn và an tâm hơn để tiếp tục mua sắm.
2. Module giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Đây chính là danh mục quan trọng nhất đối với bất kỳ website bán hàng nào, là không gian để giới thiệu các thông tin, hình ảnh về sản phẩm đến với khách hàng, mang lại cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về sản phẩm mà bạn đang cung cấp, kênh để khách hàng có thể tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm mà mình đang có nhu cầu tìm hiểu.
Cũng thông qua danh mục này, người bán hàng sẽ có nhiều cơ hội thuyết phục khách hàng hơn bằng việc sử dụng những hình ảnh sinh động, video, các dòng mô tả (xuất xứ sản phẩm, chức năng, giá cả, ưu – nhược điểm, cách sử dụng, bảo quản…), chức năng bình luận, nhận xét của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm trước đó và đặc biệt là tính năng chat tư vấn online được tích hợp.
Với module giới thiệu sản phẩm, để tạo sự tin tưởng cũng như tính khách quan thì bạn nên sử dụng các hình ảnh thật, có chất lượng cao, và sẽ tốt hơn nữa nếu có thêm video đánh giá, sử dụng sản phẩm. Như vậy thì khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin đáng tin cậy hơn và dễ bị thuyết phục mua hàng hơn.
3. Module quản lý sản phẩm
Danh mục này giúp bạn quản lý dễ dàng và tốt hơn, sâu sát hơn về số lượng hàng tồn kho, cập nhật những thông tin liên quan đến sản phẩm như giá cả, kích thước, màu sắc… thuận tiện hơn cho cả việc mua hàng của khách và quản lý hàng của người quản trị website.
4. Module giỏ hàng
Module này sẽ bao gồm các tính năng hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình tìm hiểu và mua sản phẩm, là nơi để họ lưu trữ các sản phẩm có nhu cầu mua, tạm tính tổng tiền và kiểm tra xem hàng đã được xác nhận chưa? Đang trong quá trình giao hàng và còn bao nhiêu ngày nữa có thể nhận được hàng, thực hiện các chức năng thanh toán online, hủy đơn hàng khi cần thiết.
(Còn tiếp)
1. Module giới thiệu công ty
Tưởng chừng như là một danh mục phụ nhưng thực sự, trang Giới thiệu lại có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin cần thiết để tạo nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Đặt vị trí là một người mua hàng, liệu bạn có tin tưởng để mua ngay sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp mà mình hoàn toàn mơ hồ, không có chút thông tin nào để tin tưởng? chắc chắn là rất khó lòng! Tuy nhiên nếu truy cập vào một website và thấy đầy đủ các thông tin cần thiết, chẳng hạn như: tên công ty, địa chỉ, cơ quan chủ quản, năm thành lập, ngày cấp phép, các đối tác, các chính sách kinh doanh… thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tin tưởng hơn và an tâm hơn để tiếp tục mua sắm.
2. Module giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Đây chính là danh mục quan trọng nhất đối với bất kỳ website bán hàng nào, là không gian để giới thiệu các thông tin, hình ảnh về sản phẩm đến với khách hàng, mang lại cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về sản phẩm mà bạn đang cung cấp, kênh để khách hàng có thể tiếp xúc gián tiếp với sản phẩm mà mình đang có nhu cầu tìm hiểu.
Cũng thông qua danh mục này, người bán hàng sẽ có nhiều cơ hội thuyết phục khách hàng hơn bằng việc sử dụng những hình ảnh sinh động, video, các dòng mô tả (xuất xứ sản phẩm, chức năng, giá cả, ưu – nhược điểm, cách sử dụng, bảo quản…), chức năng bình luận, nhận xét của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm trước đó và đặc biệt là tính năng chat tư vấn online được tích hợp.
Với module giới thiệu sản phẩm, để tạo sự tin tưởng cũng như tính khách quan thì bạn nên sử dụng các hình ảnh thật, có chất lượng cao, và sẽ tốt hơn nữa nếu có thêm video đánh giá, sử dụng sản phẩm. Như vậy thì khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin đáng tin cậy hơn và dễ bị thuyết phục mua hàng hơn.
3. Module quản lý sản phẩm
Danh mục này giúp bạn quản lý dễ dàng và tốt hơn, sâu sát hơn về số lượng hàng tồn kho, cập nhật những thông tin liên quan đến sản phẩm như giá cả, kích thước, màu sắc… thuận tiện hơn cho cả việc mua hàng của khách và quản lý hàng của người quản trị website.
4. Module giỏ hàng
Module này sẽ bao gồm các tính năng hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình tìm hiểu và mua sản phẩm, là nơi để họ lưu trữ các sản phẩm có nhu cầu mua, tạm tính tổng tiền và kiểm tra xem hàng đã được xác nhận chưa? Đang trong quá trình giao hàng và còn bao nhiêu ngày nữa có thể nhận được hàng, thực hiện các chức năng thanh toán online, hủy đơn hàng khi cần thiết.
Đào Thơ
Tin Tức Liên Quan
- Bảng giá thiết kế website bán hàng online và các tính năng quan trọng
- Bảng giá thiết kế website tin tức và các loại hình thiết kế website tin tức
- Bảng giá thiết kế website bđs chi tiết
- Bảng giá thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp
- Bảng giá thiết kế website công ty và những tiêu chuẩn cần lưu ý
- Bảng giá thiết kế website spa bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website xây dựng giá bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website nội thất và vì sao nên thiết kế web nội thất
- Bảng giá thiết kế website giá rẻ và kinh nghiệm chọn đơn vị thiết kế web uy tín
- Bảng giá thiết kế website bán hàng và những lưu ý cần biết