Những danh mục cần thiết khi thiết kế website bán hàng (P2)
(Tiếp theo) Để phát huy tối đa hiệu quả của website trong việc tăng thu doanh số bán hàng thì ngay từ khâu thiết kế, chúng ta cần xác định những danh mục cần thiết với mục đích, chiến lược kinh doanh của mình. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua những danh mục cần có khi thiết kế website bán hàng nhé!
5. Module thăm dò ý kiến
Module này không những giúp tạo được tính minh bạch, uy tín cho website của bạn khi cho phép khách hàng nói lên được những suy nghĩ, ý kiến của mình, mà còn là kênh giúp thu thập các ý kiến để hoàn thiện hơn trong việc chăm sóc khách hàng, chiến lược phân phối các dòng sản phẩm phù hợp nhu cầu và thị hiếu của số đông. Ngoài ra, đây cũng là một cách để bạn bổ sung nội dung và từ khóa cho chiến dịch SEO của bạn.
6. Module tìm kiếm
Tương tự như Module giỏ hàng, Module tìm kiếm cũng là một công cụ không thể thiếu và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình mua sắm của khách hàng. Với Module này, người mua có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mà mình cần, phù hợp với nhu cầu, tầm tiền và chủng loại, xuất xứ mà mình mong muốn, từ đó tiết kiệm thời gian mua sắm và luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi sử dụng website.
7. Module hỗ trợ trực tuyến
Chức năng hỗ trợ trực tuyến giúp bạn tư vấn, trao đổi với khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi, bất cứ lúc nào họ có những thắc mắc về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Và cũng tương tự như việc thăm dò ý kiến, module này cũng sẽ giúp bạn thu thập thông tin, làm dữ liệu và căn cứ để ngày càng hoàn thiện hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, tạo dựng mối liên hệ gắn kết với người dùng. Điều mà bạn cần ghi nhớ là, một khi đã tạo nên module hỗ trợ trực tuyến, hãy đảm bảo luôn có người túc trực để trả lời nhanh chóng, kịp thời những thắc mắc của khách hàng. Nếu sử dụng module này nhưng lại luôn trong tình trạng offline hoặc nhận câu trả hỏi nhưng không/chậm trễ trong việc trả lời thì sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rất khó chịu. Ngoài các công cụ hỗ trợ chat trực tuyến, bạn cũng nên có thêm số hotline để khách hàng có thể liên hệ một cách nhanh chóng khi có nhu cầu.
8. Module ngôn ngữ
Không thực sự cần thiết như là các module đã kể trên, tuy nhiên module ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố mà bạn nên cân nhắc bổ sung khi thiết kế website bán hàng, đặc biệt là khi bạn có ý định vươn ra thị trường thế giới, tiếp cận khách hàng đa quốc gia hoặc một vài quốc gia khác, có mối liên hệ với các đối tác nước ngoài… công cụ này sẽ giúp xóa bỏ những rào cản giữa những người không cùng chung ngôn ngữ. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của module này thì website của bạn cũng sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
5. Module thăm dò ý kiến
Module này không những giúp tạo được tính minh bạch, uy tín cho website của bạn khi cho phép khách hàng nói lên được những suy nghĩ, ý kiến của mình, mà còn là kênh giúp thu thập các ý kiến để hoàn thiện hơn trong việc chăm sóc khách hàng, chiến lược phân phối các dòng sản phẩm phù hợp nhu cầu và thị hiếu của số đông. Ngoài ra, đây cũng là một cách để bạn bổ sung nội dung và từ khóa cho chiến dịch SEO của bạn.
6. Module tìm kiếm
Tương tự như Module giỏ hàng, Module tìm kiếm cũng là một công cụ không thể thiếu và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình mua sắm của khách hàng. Với Module này, người mua có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mà mình cần, phù hợp với nhu cầu, tầm tiền và chủng loại, xuất xứ mà mình mong muốn, từ đó tiết kiệm thời gian mua sắm và luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi sử dụng website.
7. Module hỗ trợ trực tuyến
Chức năng hỗ trợ trực tuyến giúp bạn tư vấn, trao đổi với khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi, bất cứ lúc nào họ có những thắc mắc về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Và cũng tương tự như việc thăm dò ý kiến, module này cũng sẽ giúp bạn thu thập thông tin, làm dữ liệu và căn cứ để ngày càng hoàn thiện hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, tạo dựng mối liên hệ gắn kết với người dùng. Điều mà bạn cần ghi nhớ là, một khi đã tạo nên module hỗ trợ trực tuyến, hãy đảm bảo luôn có người túc trực để trả lời nhanh chóng, kịp thời những thắc mắc của khách hàng. Nếu sử dụng module này nhưng lại luôn trong tình trạng offline hoặc nhận câu trả hỏi nhưng không/chậm trễ trong việc trả lời thì sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rất khó chịu. Ngoài các công cụ hỗ trợ chat trực tuyến, bạn cũng nên có thêm số hotline để khách hàng có thể liên hệ một cách nhanh chóng khi có nhu cầu.
8. Module ngôn ngữ
Không thực sự cần thiết như là các module đã kể trên, tuy nhiên module ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố mà bạn nên cân nhắc bổ sung khi thiết kế website bán hàng, đặc biệt là khi bạn có ý định vươn ra thị trường thế giới, tiếp cận khách hàng đa quốc gia hoặc một vài quốc gia khác, có mối liên hệ với các đối tác nước ngoài… công cụ này sẽ giúp xóa bỏ những rào cản giữa những người không cùng chung ngôn ngữ. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của module này thì website của bạn cũng sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Đào Thơ
Tin Tức Liên Quan
- Bảng giá thiết kế website bán hàng online và các tính năng quan trọng
- Bảng giá thiết kế website tin tức và các loại hình thiết kế website tin tức
- Bảng giá thiết kế website bđs chi tiết
- Bảng giá thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp
- Bảng giá thiết kế website công ty và những tiêu chuẩn cần lưu ý
- Bảng giá thiết kế website spa bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website xây dựng giá bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website nội thất và vì sao nên thiết kế web nội thất
- Bảng giá thiết kế website giá rẻ và kinh nghiệm chọn đơn vị thiết kế web uy tín
- Bảng giá thiết kế website bán hàng và những lưu ý cần biết