Những lưu ý khi nâng cấp website

Sau một thời gian dài hoạt động, website không mang lại hiệu quả như mong muốn, hoặc thị trường có sự thay đổi mạnh mẽ, bạn muốn nâng cấp hoặc thiết kế lại website để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như thúc đẩy chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Lúc này, đừng bỏ qua những lưu ý dưới để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
 
1. Xác định vấn đề của website

Vấn đề của website hiện nay là gì, nếu muốn nâng cấp để cập nhật thông tin, hình ảnh, phản ánh hoạt động mới nhất của thương hiệu và dịch vụ, hoặc muốn hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng hơn,… thì hãy nêu rõ yêu cầu với công ty thiết kế web để đảm bảo phiên bản nâng cấp của website giải quyết triệt để vấn đề. 

2. Lắng nghe phản hồi của khách hàng

Mục đích cuối cùng của website vẫn là phục vụ cho khách hàng - là những người truy cập web. Do đó, hãy dành nhiều thời gian để lắng nghe những chia sẻ, phản hồi của họ (thậm chí là lời phàn nàn, than vãn) để từ có thể rút ra kinh nghiệm cho lần thay đổi, nâng cấp này, tránh đi vào “vết xe đổ” trước đó, mang đến sự hài lòng và lợi ích cao nhất cho khách hàng. 



3. Làm tốt hơn đối thủ

Nên nhớ rằng, đối thủ làm gì, bạn phải làm tốt hơn đối thủ chứ không phải là giống đối thủ. Sự giống nhau chỉ tạo nên cạnh tranh ngày càng lớn chứ không thu hút được khách hàng. Chỉ khi nào bạn làm tốt hơn thì mới chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Do đó, hãy tham khảo website của các đối thủ rồi đề ra những ý tưởng, những dự đoán tiếp theo sẽ xảy ra trong ngành để đưa vào website của mình.

4. Thay đổi sản phẩm, dịch vụ

Việc nâng cấp website đôi khi là vì doanh nghiệp muốn thay đổi một số sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp để theo kịp xu hướng của thị trường. Lúc này, hãy đưa ra yêu cầu cụ thể về lĩnh vực, dòng sản phẩm mà mình đang theo đuổi để phía đơn vị thiết kế web có thể hình dung và xác định ý tưởng thiết kế, từ đó mang đến một phiên bản website hoàn toàn mới, đáp ứng được sự thay đổi. 

5. Làm lại thương hiệu

Tái xây dựng thương hiệu là một việc làm cần thiết để các doanh nghiệp củng cố và nâng tầm thương hiệu của mình. Tuy nhiên, nên cân nhắc thật kỹ về vấn đề này bởi đôi khi, việc làm lại thương hiệu sẽ khiến khách hàng, nhất là những khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành cảm thấy không quen. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ về sự khác biệt giữa việc nâng cấp website với việc làm lại thương hiệu để đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. 



6. Lựa chọn đơn vị thiết kế

Bạn muốn sử dụng chính đơn vị thiết kế cũ để nâng cấp website của mình hay chọn một đơn vị thiết kế hoàn toàn mới? Mỗi sự lựa chọn có một ưu thế và hạn chế riêng, nếu lựa chọn đơn vị cũ thì bạn đã có sự “làm quen” trước đó, có thể dễ dàng hợp tác và làm việc hơn nhưng đôi khi không tạo được sự mới mẻ và khác biệt lắm. Nếu chọn đơn vị mới thì bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về đơn vị đó, nhưng có khi họ lại có ý tưởng mới mẻ hơn.

7. Đẩy mạnh SEO Web

Nâng cấp website chưa bao giờ tách rời với việc SEO Web. Đây là một việc làm không thể thiếu trong Marketing Online và giữ chân khách hàng. Do đó, hãy đẩy mạnh chiến lược SEO cho website mới của mình để đảm bảo rằng nó luôn đạt thứ hạng cao trong bảng tìm kiếm, tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. 

Lê Trinh