Những rắc rối thường gặp khi thiết kế website (P1)

Mất dữ liệu, xuất hiện lỗi những không thể tìm ra nguyên nhân, lỗi này vừa khắc phục lại xuất hiện thêm lỗi khác… đó là những rắc rối mà chúng ta rất thường gặp phải trong quá trình thiết kế website.

1. Tiếp nối một dự án dang dở với một mớ “bòng bong”

Đây là trường hợp mà nhiều nhân viên thiết kế web vẫn thường gặp phải khi vừa vào làm việc ở một công ty mới: tiếp tục cho một dự án đang dang dở bởi một nhân viên đã nghỉ việc trước đó. Lúc này, ác mộng của bạn chính là phải vật lộn với một đống code, check lỗi và tiến hành sửa chữa. 

Vấn đề đáng nói ở đây chính là, mỗi kỹ sư thường sẽ thích viết mã theo cách riêng, thói quen của mình, do đó không dễ dàng chút nào và tất nhiên sẽ rất mất thời gian để nghiên cứu lại tất cả những tài liệu sẵn có nhằm tìm hiểu xem chính xác là người trước muốn truyền tải điều gì? Khi không có sẵn các tài liệu thì bắt buộc phải soát lại các dòng mã để check tiến trình nguyên bản. Đây được gọi là công việc thử thách lòng kiên nhẫn.



2. Lỗi xuất hiện không đúng lúc 


Sau khi đã thiết kế xong website, bạn cho rằng mọi thứ đã ổn thỏa và tiến hành trình bày cho khách hàng xem. Tuy nhiên trong lúc chạy thử, lỗi nghiêm trọng bỗng xuất hiện hoặc đột nhiên phát sinh thêm những tình huống ngoài ý muốn… điều này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của bạn và có thể, những khách hàng khó tính sẽ trừ tiền hợp đồng.

Khi rơi vào trường hợp nói trên, đừng quá hốt hoảng mà nên bình tĩnh, bởi đây là lỗi mà hầu hết các kỹ sư thiết kế đều gặp. Hãy trấn an khách hàng và hứa sửa chữa lỗi đó trong thời hạn sớm nhất, tìm ra phương pháp mới phù hợp.

3. Sửa lỗi này hiện ra lỗi khác


Check lỗi và sửa lỗi là việc cần thiết và cực kỳ quan trọng để chúng ta có một website thực sự hoàn chỉnh và có thể vận hành trơn tru nhất. Tuy nhiên, cũng trong khâu này, có những lỗi mới phát sinh liên tục ngay khi bạn vừa khắc phục xong lỗi cũ, khiến cho tâm trạng hết sức mệt mỏi và chán nản. 

Để tránh và hạn chế xảy ra trường hợp này, trước khi bắt tay vào việc thiết kế web, chúng ta cần lên kế hoạch mộ cách chi tiết, note lại cẩn thận từng sửa đổi, kết hợp với việc sử dụng chương tình Git ( Một phần mềm quản lý mã nguồn phân tán). Hiện nay, đây là một trong những ứng dụng giúp quản lý mã nguồn thông dụng nhất để quản lý một loạt phiên bản, cho phép nhanh chóng quay lại phiên bản đầu tiên nếu các phần chỉnh sửa hoạt động không đúng cách.



4. Lỗi ngay trong những thư viện mã tin cậy

Thư viện mã nguồn mà nơi mà chúng ta thường dựa vào để thiết kế website, thậm chí có thể sử dụng cùng một thư viện để triển khai nhiều dự án khác nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây phát sinh lỗi không đến từ những đoạn mã do bạn viết mà tồn tại sẵn trong các thư viện đang dùng.

Khi xảy ra rắc rối này, cần xem lại các tùy chọn và tự sửa nếu thực sự thông thạo các mã đoạn nằm trong thư viện. Ngược lại, nếu không chắc chắn về các đoạn mã, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm hơn.

5. Không tìm ra nguyên nhân lỗi

Khi web phát sinh lỗi, mặc dù bạn đã thử nhiều cách và tạo ra nhiều nhánh Git nhưng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân gây lỗi, chắc chắn bạn sẽ bị ám ảnh rất nhiều, thậm chí mất ăn mất ngủ vì nó. Và càng ám ảnh, càng áp lực thì việc cố gắng tìm kiếm lỗi càng đi vào bế tắc bởi lúc này, đầu óc bạn thực sự đang bị rối tung.

Để tìm ra giải pháp khắc phục, theo các chuyên gia, chúng ta cần gác lại dự án và nghỉ ngơi trong khoảng nửa ngày đến 2 ngày để giảm áp lực, lấy lại tinh thần, thực sự minh mẫn trở lại để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết hợp lý. 

(Còn tiếp)

Đào Thơ