Tư vấn cách chọn tên miền khi thiết kế website
Tên miền là yếu tố đóng góp vai trò khá quan trọng đối với internet marketing nói chung và SEO nói riêng. Không những vậy, một tên miền tốt không những tạo ấn tượng nơi người dùng, giúp dễ nhớ, dễ phân biệt. Chính vì vậy, việc chọn tên miền cũng không kém phần quan trọng.
Bằng cách dựa vào một số nguyên tắc được chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra tên miền hợp lý, hiệu quả nhất.
Quy tắc 1: Tên miền càng ngắn càng tốt
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, việc đăng ký được một tên miền ngắn là khá khó khăn bởi hầu hết các tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết, tuy nhiên nếu được, trừ khi là bạn muốn sử dụng tên đầy đủ của công ty để làm tên miền, còn lại, hãy ưu tiên chọn những tên miền ngắn nhất có thể (msn.com, hp.com, ...). Nguyên do cho nguyên tắc này? Đó là bởi vì tên miền ngắn rất dễ nhớ, dễ để gõ địa chỉ truy cập và cũng rất dễ dàng sử dụng nó khi cần thiết kế logo, nhãn hiệu…
Quy tắc 2 : Tên miền dễ nhớ
Vì sao nên chọn tên miền dễ nhớ? Vì như vậy thì chỉ cần nghe qua một lần là lần sau, khách hàng đã có thể chủ động gõ địa chỉ và truy cập trực tiếp vào website của bạn mà không nhầm lẫn với bất kỳ một website nào khác. Vậy, làm sao để chọn được tên miền dễ nhớ? Câu trả lời là chúng ta nên chọn những từ có ý nghĩa đặc biệt, liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, dễ phát âm, dễ nghe, dễ đọc và ngắn gọn. Trước khi chọn, bạn hãy đọc to thành tiếng tên miền định chọn. Nếu nó khó phát âm, không gây ấn tượng, khó nhớ cho người nghe hoặc dễ nghe nhầm thì không nên chọn tên miền đó. Ngoài ra, những tên miền ngộ nghĩnh cũng sẽ rát dễ nhớ (chẳng hạn: ( Alibaba.com, Umbala.com, adayroi.com…). Hãy nhớ, suy cho cùng thì trong thế giới internet, mục đích cuối cùng của chúng ta là tạo nên một tên miền luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.
Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn
Sự nhầm lẫn trong việc đặt tên miền thực sự rất tai hại, không những vậy, nếu bạn đặt tên miền theo một thương hiệu đã được đăng ký thì bản thân bạn có thể sẽ gặp rắc rối về mặt pháp lý. Ngoài ra, về mặt ngữ nghĩa thì tên miền của bạn cũng không nên có cách phát âm dễ hiểu nhầm cho người nghe, không nên dùng các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, dấu sao trong tên miền (trừ khi là trường hợp bất khả kháng) bởi sẽ rất dễ gây nhầm lẫn khi đọc và gõ tên miền này.
Quy tắc 4: Tên miền khó viết sai
Bạn càng đặt tên miền càng dài, càng phức tạp thì càng nâng cao nguy cơ tên miền của bạn bị người dùng viết sai, dẫn đến không thể truy cập, từ đó mất đi một lượng lớn khách hàng. Chưa kể, một số thành phần sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn này để dẫn dắt những khách hàng - đáng lẽ sẽ là khách hàng của bạn – truy cập vào một địa chỉ tương tự khác, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của bạn khi địa chỉ đó không đảm bảo về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc độ tin cậy của nguồn tin…
Quy tắc 5: Nên đặt tên miền có sự liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Đây cũng là quy tắc giúp cho tên miền của bạn trở nên dễ nhớ hơn đối với người dùng. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì có thể đặt tên miền theo dạng: viettravel, travelbooking… nếu không thì bạn cũng có thể lấy một đặc điểm đặc trưng, chức năng, dịch vụ chủ chốt, sản phẩm chủ lực để làm tên miền. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.
Bằng cách dựa vào một số nguyên tắc được chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra tên miền hợp lý, hiệu quả nhất.
Quy tắc 1: Tên miền càng ngắn càng tốt
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, việc đăng ký được một tên miền ngắn là khá khó khăn bởi hầu hết các tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết, tuy nhiên nếu được, trừ khi là bạn muốn sử dụng tên đầy đủ của công ty để làm tên miền, còn lại, hãy ưu tiên chọn những tên miền ngắn nhất có thể (msn.com, hp.com, ...). Nguyên do cho nguyên tắc này? Đó là bởi vì tên miền ngắn rất dễ nhớ, dễ để gõ địa chỉ truy cập và cũng rất dễ dàng sử dụng nó khi cần thiết kế logo, nhãn hiệu…
Quy tắc 2 : Tên miền dễ nhớ
Vì sao nên chọn tên miền dễ nhớ? Vì như vậy thì chỉ cần nghe qua một lần là lần sau, khách hàng đã có thể chủ động gõ địa chỉ và truy cập trực tiếp vào website của bạn mà không nhầm lẫn với bất kỳ một website nào khác. Vậy, làm sao để chọn được tên miền dễ nhớ? Câu trả lời là chúng ta nên chọn những từ có ý nghĩa đặc biệt, liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, dễ phát âm, dễ nghe, dễ đọc và ngắn gọn. Trước khi chọn, bạn hãy đọc to thành tiếng tên miền định chọn. Nếu nó khó phát âm, không gây ấn tượng, khó nhớ cho người nghe hoặc dễ nghe nhầm thì không nên chọn tên miền đó. Ngoài ra, những tên miền ngộ nghĩnh cũng sẽ rát dễ nhớ (chẳng hạn: ( Alibaba.com, Umbala.com, adayroi.com…). Hãy nhớ, suy cho cùng thì trong thế giới internet, mục đích cuối cùng của chúng ta là tạo nên một tên miền luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.
Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn
Sự nhầm lẫn trong việc đặt tên miền thực sự rất tai hại, không những vậy, nếu bạn đặt tên miền theo một thương hiệu đã được đăng ký thì bản thân bạn có thể sẽ gặp rắc rối về mặt pháp lý. Ngoài ra, về mặt ngữ nghĩa thì tên miền của bạn cũng không nên có cách phát âm dễ hiểu nhầm cho người nghe, không nên dùng các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, dấu sao trong tên miền (trừ khi là trường hợp bất khả kháng) bởi sẽ rất dễ gây nhầm lẫn khi đọc và gõ tên miền này.
Quy tắc 4: Tên miền khó viết sai
Bạn càng đặt tên miền càng dài, càng phức tạp thì càng nâng cao nguy cơ tên miền của bạn bị người dùng viết sai, dẫn đến không thể truy cập, từ đó mất đi một lượng lớn khách hàng. Chưa kể, một số thành phần sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn này để dẫn dắt những khách hàng - đáng lẽ sẽ là khách hàng của bạn – truy cập vào một địa chỉ tương tự khác, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của bạn khi địa chỉ đó không đảm bảo về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc độ tin cậy của nguồn tin…
Quy tắc 5: Nên đặt tên miền có sự liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Đây cũng là quy tắc giúp cho tên miền của bạn trở nên dễ nhớ hơn đối với người dùng. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì có thể đặt tên miền theo dạng: viettravel, travelbooking… nếu không thì bạn cũng có thể lấy một đặc điểm đặc trưng, chức năng, dịch vụ chủ chốt, sản phẩm chủ lực để làm tên miền. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.
Đào Thơ
Tin Tức Liên Quan
- Bảng giá thiết kế website bán hàng online và các tính năng quan trọng
- Bảng giá thiết kế website tin tức và các loại hình thiết kế website tin tức
- Bảng giá thiết kế website bđs chi tiết
- Bảng giá thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp
- Bảng giá thiết kế website công ty và những tiêu chuẩn cần lưu ý
- Bảng giá thiết kế website spa bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website xây dựng giá bao nhiêu?
- Bảng giá thiết kế website nội thất và vì sao nên thiết kế web nội thất
- Bảng giá thiết kế website giá rẻ và kinh nghiệm chọn đơn vị thiết kế web uy tín
- Bảng giá thiết kế website bán hàng và những lưu ý cần biết